Để có thể truyền tải thông điệp, bày tỏ cảm xúc, những người khiếm thính giao tiếp với thế giới bằng một loại ngôn ngữ cử chỉ hết sức đặc biệt – “ký hiệu tay”. Charles Michèle de l’Epée chính là người đã tạo ra hệ thống ngôn ngữ ký hiệu được sử dụng cho đến tận hôm nay. Không chỉ vậy, người đàn ông này còn dành hơn nửa cuộc đời mình cho hoạt động tình nguyện. Mặc dù đã khuất bóng nhưng nhiều thế kỷ qua, tấm lòng bát ái của ông vẫn được tưởng nhớ như một ngọn lửa cho cộng đồng người khiếm thính. Charles Michèle de l’Epée là ai? Mời bạn cùng Newsen tìm hiểu về con người đầy lòng nhân ái này qua bài viết dưới đây nhé!
Danh mục bài viết
Tóm tắt tiểu sử Charles Michèle de l’Epée
- Tên đầy đủ: Abbé Charles-Michel de l’Épée
- Ngày sinh: 24/11/1712
- Ngày mất: 23/12/1789
- Quê hương: Versailles, Yvelines, Île-de-France, Pháp
- Nghề nghiệp: Luật sư
- Nổi tiếng như: “Cha đẻ của người khiếm thính”
- Wiki: https://vi.wikipedia.org/wiki/Charles-Michel de l’Épée
Charles Michèle de l’Epée là ai?
Charles Michel de l’Épée (phát âm theo tiếng Pháp: [ʃaʁlmiʃɛl dəlepe]) sinh ngày 24/11/1712 ở Versailles, là nhà hảo tâm nổi tiếng vì đã cống hiến cả đời mình để phát triển bảng chữ cái đầu tiên trên thế giới cho người khiếm thính.
Thời niên thiếu của Charles Michèle de l’Epée
Charles sinh ra và lớn lên từ một gia đình giàu có tại Versailles, trụ sở quyền lực chính trị hùng mạnh nhất ở châu Âu thời bấy giờ. Cha ông là một kiến trúc sư dưới thời vua Louis XIV.
Lúc nhỏ, Charles từng theo đuổi ước mơ làm mục sư, do đó ông đã chăm chỉ nghiên cứu thần học. Nhưng lúc đó người Công giáo Pháp đấu tranh với phong trào cải cách Jansenism*, nên Tổng Giám mục Paris từ chối phong chức cho ông. Sau đó, ông chuyển sang học luật và sinh sống ở Paris.
Charles-Michel de l’Épée đã tạo ra bảng chữ cái cho người khiếm thính như thế nào?
Charles biết hai cô gái khiếm thính qua người bạn giáo sĩ Vanin. Định kiến của người Pháp hàng nghìn rất khắc khe với nhiều sắc lệnh cấm không cho người khiếm thính học tập, kết hôn, thậm chí cấm sở hữu tài sản. Nếu may mắn sinh ra trong gia đình thượng lưu thì các em mới có cơ hội được đọc và viết.
Cũng có thông tin cho rằng thực ra Épée được dạy bởi người điếc. De l’Épée đã tiến hành phân loại và ghi lại ngôn ngữ người Pháp để chúng có thể được dạy cho những người khác, từ đó được sử dụng nhiều trong giáo dục, đặc biệt là về đức tin Kitô giáo. Nhưng, dù bằng cách nào thì ông cũng xứng đáng với danh xưng trên vì đã cống hiến trọn đời cho giáo dục từ thiện.
Theo Infonet, năm 1760, ông đã sử dụng tài sản kế thừa của mình để thành lập Tổ chức Quốc gia des Sourds-Muets à Paris, một trường học dành cho trẻ khiếm thính không quy định mức học phí. May mắn hơn, trường của ông đã tiếp tục nhận được tài trợ từ phía vua Louis.
Thành công
Bằng thành quả giảng dạy và sáng tạo ra bảng chữ cái cùng hệ thống ngôn ngữ cho người khiếm thính, Charles Michèle de l’Epée đã phá vỡ thành kiến và quan niệm sai lầm của người Pháp về những người khiếm thính, đồng thời làm thay đổi số phận của rất nhiều người đang bị phân biệt đối xử.
Charles ra đi vào đầu cuộc Cách mạng Pháp 1789. Sau khi ông qua đời, trường được Chính phủ Pháp tiếp quản với tên gọi mới – Institut National de Jeunes Sourds de Paris.
Ngày 24/11/2018, Google đã thay đổi biểu tượng của mình thành hình ảnh những trẻ em khiếm thính với dấu “doodle”, nhằm tưởng nhớ công lao to lớn của Charles-Michel de l’Épée.
(*)phong trào cải cách Jansenism: Học thuyết do giám mục người Hà Lan trình bày trong tác phẩm Augustinus, xuất bản năm 1640 cho rằng bản tính con người đã hư hỏng do tội nguyên tổ. Và chỉ những ai được tiền định mới được cứu; sống nghiêm ngặt về luân lý là dấu hiệu được tiền định. Chủ trương này đã bị kết án năm 1567, nhưng đến khi cuốn sách ra đời lại dấy lên những cuộc tranh luận mới. Chính Thánh Alphongsô Liguori Tiến sĩ (1696-1787), ngài sáng lập Dòng Chúa Cứu Thế đã cứu Giáo hội khỏi ảnh hưởng Jansenisme với bộ “Thần học Luân Lý”.