Trong thời kỳ mang thai, bố mẹ luôn muốn biết con lớn lên như thế nào? Cân nặng và chiều cao ra sao? có phát triển bình thường và khỏe mạnh hay không? Những câu hỏi đó luôn khiến nhiều bố mẹ quan tâm để điều chỉnh chế độ dinh dưỡng, nghỉ ngơi hợp lý. Hiện nay với sự phát triển tiên tiến của ngành y học, các bác sĩ đã đưa ra bảng chuẩn cân nặng của thai nhi. Bố mẹ có thể cùng Newsen tham khảo dưới đây nhé!
Bảng chuẩn cân nặng của thai nhi từ tuần thứ 8 – tuần thứ 40
Bảng chuẩn cân nặng của thai nhi giúp bạn có thể biết được chiều cao, cân nặng của bé qua các tuần thai. Theo bảng này, bạn sẽ biết được bé đã có sự tăng trưởng tốt hay chưa?
Thời gian | Chiều dài | Cân nặng |
Tuần thứ 8 | 1.6cm | 1gr |
Tuần thứ 9 | 2.3cm | 2gr |
Tuần thứ 10 | 3.1cm | 4gr |
Tuần thứ 11 | 4.1cm | 7gr |
Tuần thứ 12 | 5.4cm | 14gr |
Tuần thứ 13 | 7.4cm | 23gr |
Tuần thứ 14 | 8.7cm | 23gr |
Tuần thứ 15 | 10.1cm | 70gr |
Tuần thứ 16 | 11.6cm | 100gr |
Tuần thứ 17 | 13cm | 140gr |
Tuần thứ 18 | 14.2cm | 190gr |
Tuần thứ 19 | 15.3cm | 240gr |
Tuần thứ 20 | 16.4cm | 300gr |
Tuần thứ 21 | 25.6cm | 360gr |
Tuần thứ 22 | 27.8cm | 430gr |
Tuần thứ 23 | 28.9cm | 501gr |
Tuần thứ 24 | 30cm | 600gr |
Tuần thứ 25 | 34.6cm | 660gr |
Tuần thứ 26 | 35.6cm | 760gr |
Tuần thứ 27 | 36.6cm | 875gr |
Tuần thứ 28 | 37.6cm | 1005gr |
Tuần thứ 29 | 38.6cm | 1153gr |
Tuần thứ 30 | 39.9cm | 1319gr |
Tuần thứ 31 | 41.1cm | 1502gr |
Tuần thứ 32 | 42.4cm | 1702gr |
Tuần thứ 33 | 43.7cm | 1918gr |
Tuần thứ 34 | 45cm | 2146gr |
Tuần thứ 35 | 46.2cm | 2383gr |
Tuần thứ 36 | 47.4cm | 2622gr |
Tuần thứ 37 | 48.6cm | 2859gr |
Tuần thứ 38 | 49.8cm | 3083gr |
Tuần thứ 39 | 50.7cm | 3288gr |
Tuần thứ 40 | 51.2cm | 3462gr |
Lưu ý:
- Bảng cân nặng chuẩn của thai nhi trên đây được tính theo mức trung bình. Nghĩa là bé của bạn có thể lớn hoặc nhỏ hơn so với số liệu trong bảng.
- Về chỉ số chiều dài: Từ tuần 8 – 20 là chiều dài được đo từ đầu đến mông bé (do chân bé lúc này vẫn đang cuộn tròn cùng cơ thể nên rất khó để đo) và từ tuần 21 – 40 là chiều dài đo từ đầu đến chân.
Vì sao cần phải theo dõi cân nặng của thai nhi
Trong thời kỳ mang thai, sức khỏe của mẹ và bé được đặt lên hàng đầu. Vì vậy việc theo dõi cân nặng của thai nhi thường xuyên giúp mẹ có chế độ dinh dưỡng đúng đắn. Vì sở thai nhi phát triển kém, các bà mẹ thường bồi bổ quá mức, tăng cân mất kiểm soát. Việc này không chỉ ảnh hưởng đến quá trình sinh nở, mà còn đến sự phát triển của bé sau này.
Mặt khác, với các mẹ bầu có cảm giác chán ăn, ốm nghén, cơ thể sẽ không đủ chất dinh dưỡng để nuôi thai.
Bảng chuẩn cân nặng của thai nhi giúp mẹ hiểu bé hơn để điều tiết, chăm sóc bản thân mình tốt nhất để cung cấp những chất cần thiết nhất cho cơ thể. Ngoài ra, bạn cũng lắng nghe được tiếng nói của bé, nhịp tim, nhịp thở của bé như thế nào.
Dựa vào bảng chuẩn cân nặng thai nhi, mẹ sẽ yên tâm hơn rằng bé vẫn phát triển bình thường và toàn diện. Nó cũng là điều mà bố mẹ nên biết, cần biết để giúp cho gia đình có thể chuẩn bị tâm lý chào đón bé ra đời.
Mặc khác, khi biết được chiều cao, cân nặng của bé thì bố mẹ có thể phát hiện ra nó đã phù hợp hay chưa, tốt hay xấu, nên hay không. Đồng thời có thể phòng chống, hạn chế được nhiều bệnh hơn.
Ảnh hưởng cân nặng của mẹ đến thai nhi
Trong quá trình mang thai, cân nặng của người mẹ ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của thai nhi. Trung bình, trong thời kỳ mang thai mẹ tăng từ 10 -12kg là chuẩn. Đối với thai đôi, cân nặng của mẹ nên tăng từ 16 – 20kg.
Trong 3 tháng đầu, những mẹ có mức cân bình thường nên tăng từ 1,5 – 2kg. Các mẹ bầu đang thừa cân nên tăng cân ít hơn, khoảng từ 1kg/ thai kỳ thứ nhất và các tuần sau đó nên là 200 – 300gr/tuần.
Nếu mẹ tăng cân quá ít, thai nhi sẽ không thể nhận đủ chất dinh dưỡng, dẫn đến nguy cơ sinh non cao. Ngược lại, nếu mẹ tăng cân quá nhiều sẽ có nguy cơ mắc chứng tiểu đường thai kỳ, dẫn đến khả năng sinh mổ cao hơn bình thường do thai quá to. Chính vì vậy, mẹ nên theo dõi bảng cân nặng của thai nhi để biết cách điều chỉnh cho phù hợp nhé!
Cân nặng của mẹ thường được tính theo chỉ số BIM – chỉ số khối cơ thể theo công thức: BMI – trọng lượng/ (chiều cao)2.
Với bảng chuẩn cân nặng của trẻ sơ sinh trên đây, bạn sẽ hoàn toàn yên tâm và tin tưởng và sự phát triển của bé bên trong bụng mẹ. Hãy quan sát thật kỹ nhé các mẹ!
- 7 nguyên tắc giúp mối quan hệ với đồng nghiệp luôn tốt đẹp
- 10 lợi ích không thể bỏ qua khi chọn mua robot hút bụi thông minh
- Cách trả lời câu hỏi phỏng vấn “Bạn sắp xếp công việc thế nào?”
- Khám phá tiểu sử Lâm Vỹ Dạ – Mỹ nhân làng hài Việt
- :)), ^^, :v là gì? Bạn có thật sự hiểu hết ý nghĩa của các icon này không?